Trong Chiến lược Đối tác Quốc gia Việt Nam của ADB giai đoạn 2023–2026, ADB sẽ tập trung vào hai trụ cột chính là Chuyển đổi xanh và Phát triển khu vực tư nhân, thúc đẩy công bằng xã hội và cam kết tài trợ khoảng 2,5 - 3 tỷ USD. Trong danh mục các dự án, chương trình của ADB trong ba năm tới có tổng cộng 23 dự án, nhưng có hơn một nửa là hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể ADB sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT để tập trung hỗ trợ trong ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, an ninh lương thực cũng như sản xuất lương thực bền vững và có trách nhiệm.
Đánh giá cao sự sẵn sàng tham gia của ADB trong mọi hoạt động, trong đó khi Việt Nam tìm kiếm Đối tác về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đồng chủ tịch với Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp là Giám đốc ADB và đã có nhiệm kỳ thành công.
Ông Winfried Wicklein nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng trong quan hệ hợp tác hai bên thời gian qua và tin tưởng ngày càng khăng khít và hiệu quả hơn nữa với các dự án nông nghiệp đã và đang triển khai.
Tuyên bố và cam kết của Việt Nam tại COP26 về việc đưa phát thải ròng bằng 0, trong các cuộc họp tiếp theo Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều cam kết quan trọng hướng tới việc tăng cường chống chịu BĐKH, ADB đã phối hợp với cán bộ của Bộ để xây dựng 4 dự án. Trong thời gian tới, sẽ ký kết 2 dự án mới đó là Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH cho đồng bào dân tộc thiểu số và Dự án quy hoạch đầu tư thủy lợi thích ứng với khí hậu.
Trên thực tế, ADB luôn sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn nữa vì đây là lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với Bộ NN&PTNT mà còn cả đối với ADB. Không chỉ về vấn đề tài chính, ADB cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh và an ninh lương thực. Thời gian tới, ADB sẽ có kế hoạch bổ sung thêm cán bộ về nông nghiệp cho văn phòng ADB Việt Nam để tăng cường sức mạnh hỗ trợ và huy động nguồn nhân lực cho hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết trong 13 năm vừa qua, đóng góp của ADB đối với Bộ rất lớn, không chỉ về tiền, Bộ đánh giá cao những hỗ trợ về chiến lược, kỹ thuật. Với tổng cộng 12 dự án trải dài trên các lĩnh vực thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quản lý thiên tai, cơ sở hạ tầng nông thôn, giảm phát thải, đào tạo nghề,… Tổng mức đầu tư 23.800 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho vay là 19.034 tỷ đồng. Ngoài đó có rất nhiều hỗ trợ kỹ thuật khác, hiện tại ADB đang hỗ trợ rà soát luật thủy lợi và cải thiện chính sách/cơ chế định giá cho các dịch vụ thủy lợi để tăng cường tính bền vững và đầu tư trong ngành. Những hỗ trợ kỹ thuật như vậy ADB luôn đi vào những khó khăn và hỗ trợ bằng các chuyên gia giỏi chuyên môn, kinh nghiệm của các nước áp dụng cho Việt Nam đã giải quyết vấn đề của Việt Nam khá tốt.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á Winfried Wicklein
Ông Winfried Wicklein nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng trong quan hệ hợp tác hai bên thời gian qua và tin tưởng mối quan hệ này sẽ ngày càng khăng khít và hiệu quả hơn nữa với các dự án nông nghiệp đã và đang triển khai.
Tuyên bố và cam kết của Việt Nam tại COP26 về việc đưa phát thải ròng bằng 0, trong các cuộc họp tiếp theo Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều cam kết quan trọng hướng tới việc tăng cường chống chịu BĐKH, ADB đã phối hợp với cán bộ của Bộ để xây dựng 4 dự án. Trong thời gian tới, sẽ ký kết 2 dự án mới đó là Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH cho đồng bào dân tộc thiểu số và Dự án quy hoạch đầu tư thủy lợi thích ứng với khí hậu.
Trên thực tế, ADB luôn sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn nữa vì đây là lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với Bộ NN&PTNT mà còn cả đối với ADB. Không chỉ về vấn đề tài chính, ADB cũng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi xanh và an ninh lương thực. Thời gian tới, ADB sẽ có kế hoạch bổ sung thêm cán bộ về nông nghiệp cho văn phòng ADB Việt Nam để tăng cường sức mạnh hỗ trợ và huy động nguồn nhân lực cho hoạt động hợp tác giữa hai bên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết trong 13 năm vừa qua, đóng góp của ADB đối với Bộ rất lớn, không chỉ về tiền, Bộ đánh giá cao những hỗ trợ về chiến lược, kỹ thuật. Với tổng cộng 12 dự án trải dài trên các lĩnh vực thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quản lý thiên tai, cơ sở hạ tầng nông thôn, giảm phát thải, đào tạo nghề,… Tổng mức đầu tư 23.800 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cho vay là 19.034 tỷ đồng. Ngoài đó có rất nhiều hỗ trợ kỹ thuật khác, hiện tại ADB đang hỗ trợ rà soát luật thủy lợi và cải thiện chính sách/cơ chế định giá cho các dịch vụ thủy lợi để tăng cường tính bền vững và đầu tư trong ngành. Những hỗ trợ kỹ thuật như vậy ADB luôn đi vào những khó khăn và hỗ trợ bằng các chuyên gia giỏi chuyên môn, kinh nghiệm của các nước áp dụng cho Việt Nam đã giải quyết vấn đề của Việt Nam khá tốt.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, ông Winfried Wicklein, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và đoàn công tác
Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã đề nghị ADB xem xét, tham gia hỗ trợ cho Đề án Phát triển 01 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tại ĐBSCL bằng cả hai phương thức hỗ trợ kỹ thuật và vốn vay ưu đãi. Đồng thời, đề nghị ADB hỗ trợ triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 và Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cam kết Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ADB trong việc tiếp tục triển khai việc xây dựng, chuẩn bị và phê duyệt các dự án trong danh mục ưu tiên nêu trên./.